Những đồ vật tuyệt đối không được quên trước khi lên máy bay

Ngày đăng: 09/08/2019 - Cập nhật: 12/08/2019

Nhiều bạn trước khi ra sân bay dù đã kiểm tra rất kỹ những gì cần mang theo, nhưng trong một phút lơ là vẫn còn sót một vài thứ. Sẽ thật tai hại nếu đó là những giấy tờ, đồ dùng quan trọng. Vì vậy, hãy liệt kê danh sách và check lại trước khi lên đường để đảm bảo chuyến đi thuận lợi.
Dưới đây là danh sách 10 món đồ bạn bắt buộc phải có trong hành lý của mình

1. Hộ chiếu 

Chắc chắn rồi, đây là thứ đầu tiên mà bạn cần phải nhớ đến trước khi đóng gói đồ đạc của mình. Nếu là hộ chiếu mới làm là tốt nhất, còn không bạn hãy kiểm tra xem có còn thời hạn hiệu lực hay không. Bạn nên giữ thật kĩ hộ chiếu của mình bởi việc làm lại là rất mất thời gian và công sức. Đem theo chứng minh nhân dân gốc qua khi đi du học cũng là điều nên làm bởi nếu chẳng may bạn bị mất hộ chiếu thì CMND gốc này sẽ là giấy tờ rất có giá trị để ĐSQ Việt Nam ở nước ngoài nhanh chóng xác minh được lý lịch cá nhân và quốc tịch Việt Nam của bạn, từ đó việc xét cấp lại Hộ chiếu mới sẽ nhanh chóng hơn. 

Đồng thời khi ở Nhật, không nên mang theo hộ chiếu bản gốc ra đường hay đi chơi. Hãy mang một bản copy và nên cất bản gốc vào một chỗ đảm bảo an toàn

2. Vé máy bay

Nghe thì có vẻ thừa thãi, nhưng nhiều người trước khi đi vẫn có thể quên vé máy bay. Tốt nhất, hãy kiểm tra thật kỹ.

3. Giấy tờ nhập cảnh

Giấy tờ nhập cảnh bao gồm: Giấy xin cấp phép hoạt động ngoài tư cách lưu trú; Thẻ nhập cảnh; Tờ khai hải quan. Trong đó loại giấy tờ thứ hai và ba bạn sẽ nhận được trên máy bay và điền các thông tin cần thiết sau đó nộp lại khi có yêu cầu. Đối với tờ khai hải quan, bạn sẽ nộp khi rời khỏi sân bay.

4. Giấy tờ của nhà trường
Đó là giấy nhập học, giấy hướng dẫn nhập học. Nếu để quên các giấy tờ này bạn sẽ mất thời gian để xin cấp lại hoặc không nắm được thông tin nhập học.

5. Địa chỉ nơi ở - danh sách liên hệ khẩn cấp

Hãy ghi địa chỉ nơi ở của bạn và danh sách những người có thể liên hệ trong các trường hợp khẩn cấp ra một tờ giấy và giữ gìn bên người. Mặc dù không ai mong muốn phải sử dụng đến nó, nhưng có sự chuẩn bị vẫn tốt hơn, nhất là khi ở nơi đất khách quê người.

6. Giấy phép lái xe

Với trường hợp bạn muốn lấy giấy phép lái xe của Nhật Bản, cần thiết phải có giấy phép lái xe ở Việt Nam.

7. Tiền mặt

Hãy "dằn túi" khoảng 100-200.000 Yên cho những chi phí phát sinh ban đầu khi mới sang Nhật Bản. Tốt nhất bạn nên đổi sẵn ở Việt Nam, bởi khi sang đến Nhật Bản sẽ khó tìm được nơi đổi tiền, nhất là ở những trường ít sinh viên người Việt.

8. Phương tiện liên lạc

Bao gồm máy tính xách tay/máy tính bảng hay điện thoại di động. Và hãy nhớ lưu số của những người thân, những người có thể giúp đỡ bạn khi "chân ướt chân ráo" sang Nhật Bản.

9. Thuốc

Mang theo một ít thuốc dự phòng là không hề thừa thãi. Với môi trường khác, điều kiện ăn uống, sinh hoạt thay đổi đột ngột dễ khiến bạn gặp phải rủi ro về sức khỏe. Vì vậy hãy "thủ" sẵn một vài loại thuốc phổ biến như thuốc đau đầu, đau bụng, dạ dày hay hạ sốt...

10. Bản đồ 

Một tờ bản đồ Nhật Bản hay thành phố mà bạn sinh sống sẽ giúp ích trong việc tìm kiếm siêu thị, quán ăn, cửa hàng tạp hóa... Đừng lạm dụng vào điện thoại thông minh vì có thể nó sẽ hết pin, hỏng hóc khi bạn cần dùng đến. Một tấm bản đồ được gấp gọn sẽ không chiếm diện tích và trọng lượng trong ba lô của bạn, nhưng sẽ mang đến nhiều lợi ích hơn.

Đăng ký tư vấn ngay để nhận ưu đãi!

Hỗ trợ trực tuyến
image
Ms.Thông
Hotline tư vấn: 0963.225.662